1. Thiết kế phong cách tối giản, thanh lịch cho phòng tắm spa tại nhà 
Phòng tắm spa ưu tiên nhất là sự riêng tư, thư giãn và thoải mái. Chính vì vậy, một thiết kế tối giản, thanh lịch sẽ đáp ứng được yếu tố rộng rãi, không gian mở cho phòng tắm spa tại nhà. Phong cách thiết kế tối giản thanh lịch cũng thường sử dụng những gam màu dịu nhẹ như trắng, be, pastel, đem đến cảm giác vô cùng dễ chịu. 

Bên cạnh đó, thiết kế phòng tắm phong cách tối giản, thanh lịch sẽ giúp bạn có thêm diện tích để bố trí các thiết bị thư giãn như bồn tắm massage, vòi hoa sen, bể sục thư giãn. Đưa thêm thiên nhiên vào trong nhà tắm sẽ giúp bạn giải quyết hoàn hảo 2 vấn đề riêng tư và sự thư giãn.

Không cần cầu kỳ, thiết kế phòng tắm tối giản, thanh lịch cũng giúp bạn thư giãn tuyệt đối (Ảnh: Viglacera)

2. Lựa chọn thiết bị vệ sinh cao cấp, liền khối 
Phòng tắm spa tại nhà đương nhiên cần phải chú trọng đến trải nghiệm khi sử dụng khu vực này. Vậy khi bạn thiết kế nội thất cho phòng tắm spa tại nhà, bạn nên đầu tư một số tiền cho thiết bị vệ sinh cao cấp, liền khối.

Thiết bị vệ sinh cao cấp, liền khối sẽ có chất lượng sản phẩm tốt hơn, tránh việc sử dụng một thời gian ngắn mà thiết bị vệ sinh bị xuống cấp và hỏng hóc, ảnh hưởng đến trải nghiệm thư giãn tại phòng tắm. Các thiết bị vệ sinh cao cấp được thiết kế liền khối còn giúp hạn chế tích tụ các vết bẩn, đồng nghĩa với việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo thẩm mỹ cho phòng tắm spa tại nhà.

Thiết bị vệ sinh cao cấp, liền khối sẽ giúp nâng tầm trải nghiệm thư giãn cho phòng tắm spa tại nhà của bạn (Ảnh: Viglacera)

3. Bố trí khu vực khô – ướt riêng biệt cho phòng tắm spa 
Các phòng tắm hiện đại ngày nay thường được bố trí khu vực khô – ướt riêng biệt bởi những ưu điểm có thể thấy rõ.

Phòng tắm hiện đại thường được phân chia khu vực khô – ướt riêng biệt (Ảnh: Viglacera)

Thiết kế phòng tắm 2 khu vực khô – ướt riêng biệt, điều đó đồng nghĩa phòng tắm sẽ được tách thành 2 khu chức năng, giúp quá trình sử dụng của gia đình thuận tiện. Phần khô gồm lavabo, bồn cầu (thường được bố trí gần cửa) sẽ luôn được khô ráo, phục vụ cho các hoạt động như thay đồ, trang điểm, vệ sinh cá nhân,… Phần ướt (bồn tắm, vòi sen) thường xuyên tiếp xúc với nước được sử dụng để tắm, giặt,…

Phân tách khu vực khô – ướt riêng biệt còn giúp không gian phòng tắm luôn được gọn gàng và khô ráo, tránh khả năng trơn trượt, ẩm ướt làm phòng tắm spa nhanh xuống cấp, đồng thời hạn chế các hậu quả nguy hiểm khó lường khi sử dụng nhà vệ sinh, an toàn cho người già và trẻ nhỏ. 

4. Thiết kế ánh sáng dịu nhẹ cho phòng tắm spa
Phòng tắm là không gian giúp con người thư giãn, trút bỏ mọi phiền muộn sau những quãng thời gian làm việc hay hoạt động bên ngoài. Bạn nên chú trọng đến cường độ ánh sáng vừa phải, nếu bạn sử dụng ánh sáng có cường độ mạnh sẽ gây cảm giác khó chịu, ức chế, chói mắt làm cho việc thư giãn mất hết tác dụng cần có.

Bạn nên lựa chọn ánh sáng dịu nhẹ với cường độ vừa phải để có được thời gian thư giãn nhất trong phòng tắm spa (Ảnh: Viglacera)

Bạn cũng nên chọn các loại đèn có màu ánh sáng đồng bộ, tránh những màu sặc sỡ như: màu xanh, màu đỏ, màu tím,…sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nhìn và làm mất đi tính chân thực. Bên cạnh đó, những màu sắc sặc sỡ thay vì mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái thì nó đem lại sự ghê rợn. Vì vậy, bạn nên chọn loại đèn có màu sáng, kết hợp các loại đèn một cách hài hòa, đảm bảo ánh sáng dịu mắt. 

5. Luôn giữ phòng tắm khô thoáng, thơm tho
Ai thường xuyên đi spa chắc hẳn sẽ không xa lạ với mùi tinh dầu hương và âm thanh thư giãn của trung tâm spa. Sử dụng mùi hương tinh dầu và âm thanh yêu thích sẽ giúp bạn thoải mái hơn, thư giãn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh, mở cửa đón nắng cho phòng tắm spa để tránh mùi ẩm mốc, ảnh hưởng đến giây phút thư giãn của bạn và người thân. 

Một phòng tắm spa cần có mùi hương dịu nhẹ để làm giảm trạng thái căng thẳng (Ảnh: Viglacera)

Trên đây là 5 cách thiết kế để biến phòng tắm nhà bạn trở thành spa tại gia. Bạn yêu cái đẹp, bạn yêu thích việc thư giãn và chăm sóc bản thân thì biến phòng tắm của bạn thành spa là điều rất nên làm.